728 x 90
  Tìm kiếm



VÀO TÀNG KINH CÁC




HƯỚNG DẪN ĐỌC – TỤNG KINH ĐIỂN

 

1. THỜI ĐIỂM ĐỌC TỤNG

    Trang Đọc Kinh Phật Online có đối tượng không thuộc nhóm tu sĩ, bất cứ thành phần xã hội nào, hễ là Phật tử, đều nên đọc  tụng  và  thọ  trì  kinh  điển vào  các  thời  điểm  thích  hợp trong ngày, hay tối thiểu trong tuần. 

    Tại các chùa Bắc truyền, khóa lễ cộng thông cho người tại gia thường diễn ra vào buổi tối, có nơi bắt đầu lúc 18 giờ, có nơi bắt đầu lúc 19 giờ. Thời khóa buổi tối thích hợp nhất cho việc đọc tụng Kinh điển tại các tự viện hay tư gia. 

    Phật tử sống xa chùa hoặc ở những nơi không có chùa, không thể tham dự các thời kinh buổi tối, có thể đọc tụng kinh điển tại nhà, hay đang khi ngồi trên các phương tiện giao thông (máy bay, xe lửa, xe điện, xe hơi, tàu…), tại công sở hoặc ở chợ; đồng thời có thể đọc hoặc tụng vào bất kỳ thời điểm nào mà người đọc tụng cảm thấy thích hợp. 

    Thời lượng đọc tụng trung bình mỗi ngày là 45-60 phút. Đây là thời lượng tối thiểu mà người hành trì nên dành ra để chăm sóc đời sống tinh thần. Như công thức “mưa dầm thấm đất”, thọ trì thường xuyên và liên tục giúp người hành trì “thâm nhập kinh tạng”, nhờ đó, có thể sử dụng trí tuệ giải quyết các vấn nạn, chuyển hóa khổ đau trong cuộc sống hiện thực. 

    Người Phật tử nên tập thói quen mỗi ngày đọc tụng Kinh vào buổi khuya, buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối. Khi đi công tác, hoặc đi du lịch, người hành trì nên tập thói quen truy cập Đọc Kinh Phật Online để đọc tụng và khai sáng bản thân. 

 

2. CÁCH THỨC ĐỌC TỤNG

    Trong  trường  hợp  có  quá  ít  thời  gian  do  bận  rộn  hoặc trong gia đình ít thành viên, phải tự mình làm mọi việc, hành giả có thể tỉnh lược Nghi thức dẫn nhập và Nghi thức sám nguyện. Chỉ cần giữ mục “Đảnh lễ Tam Bảo”, (các) bài Kinh chính, “Hồi hướng công đức”“Đảnh lễ Ba Ngôi báu” là đủ cho một thời tụng kinh. Với cách linh động này, mục tiêu “khai tuệ” nhờ đọc kinh và tâm sùng kính Tam bảo vẫn đảm bảo vẹn toàn.

 

3. Ý NGHĨA TỤNG KINH

    Dù theo truyền thống nào, điểm quan trọng mà người thọ trì Kinh cần chú ý là tụng Kinh để hiểu và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống. Do đó, trong khi tụng niệm, không nên quá chú trọng vào các nghệ thuật tán tụng, mặc dù nghệ thuật này có thể giúp cho người tụng lẫn người nghe dễ lắng tâm và phát khởi niềm tin tôn giáo. Người đọc tụng cần phải chú trọng vào phần “cốt lõi nhất” của Kinh là nội dungnghĩa lý. Không có sự chú tâm thật sâu thì khó có thể lãnh hội được ý nghĩa nhiệm mầu trong Kinh. 

    Người đọc tụng phải giữ ba nghiệp thanh tịnh, chú tâm hoàn toàn vào nghĩa lý của Kinh, tư duy và liên tưởng về nghĩa lý đó, để hiểu rõ lời dạy của đức Phật, biết cách ứng dụng  và  hành  trì. Bậc cổ  đức  thường  dạy “tụng  Kinh  giả minh Phật chi lý” là nhằm vào ý này vậy. Chính sự ứng dụng lời Kinh vào cuộc sống mới thật sự đem lại phước báo, an lạc và giải thoát cho chúng ta. Do đó, ta không nên chỉ tụng niệm bằng miệng mà còn phải tụng niệm bằng tâm. Nói cách khác miệng tụng tâm hành mới chính là tụng Kinh đúng nghĩa. 

 

4. LỢI ÍCH CỦA TỤNG KINH

    Người đọc tụng, thọ trì và truyền bá kinh này sẽ gặt hái nhiều lợi ích cho mình và tha nhân:

    Đọc tụng Kinh Phật có nhiều công đức như thế, kính xin tất cả mọi người hãy tinh tấn hơn nữa, trong việc đọc tụng, thọ trì và truyền bá lời Phật dạy!

Trân trọng,
Theo Thượng Tọa Thích Nhật Từ

(Ngộ Tự Thọ – biên tập và đăng tải)




CÁC NGÀY TRAI GIỚI (ĂN CHAY)

 

  • 02 ngày: Mùng 01 và rằm (15).

  • 04 ngày: Mùng 01, 14, 15 và 30.

  • 06 ngày: Mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30.

  • 08 ngày:   Mùng 01, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30.

  • 10 ngày: 01, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30.

  • 01 tháng: Tháng giêng hoặc tháng 4 hoặc tháng 7 hoặc tháng 10.

  • 03 tháng: Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10.

  • 04 tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.

  • Trường trai: Ăn quanh năm suốt tháng.